Quà tết hạch toán vào đâu là chính xác nhất?
Những món quà tết mà doanh nghiệp tặng cho nhau được dùng để thể hiện tình cảm, văn hóa doanh nghiệp cũng như bày tỏ sự kính mến, tôn trọng nhau trong công việc. Hướng tới những mục tiêu trong hợp tác với nhau ở một năm mới được thành công hơn. Bài biết sau sẽ cung cấp thông tin về cách hạch toán đối với quà biếu tặng nếu bạn vẫn chưa nắm được quà tết hạch toán vào đâu để chính xác nhất.
Quà tết phải có xuất hóa đơn
Quà tết luôn là những món quà tặng có nhiều ý nghĩa mỗi khi xuân đến. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa ở nước ta. Không chỉ là bạn bè cá nhân, người thân, gia đình,… mà ngay cả các công ty, doanh nghiệp cũng có những món quà đặc biệt ý nghĩa dành cho nhau. Vậy quà tết có cần phải xuất hóa đơn không? Theo khoản 7 điều 3 thông tư 26/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC) thì:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hoàn hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quy trình sản xuất).”
Như vậy khi đối với quà tết thì doanh nghiệp bán phải xuất đầy đủ hóa đơn cho người mua theo quy định của luật. Kể cả trường hợp doanh nghiệp tặng quà cho khách hàng vào các dịp lễ, tết mà phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải lập hóa đơn, kê khai nộp thuế GTGT như hoạt động bán hàng.
Quà tết hạch toán vào đâu?
Đối với cấp độ doanh nghiệp, văn hóa tặng, biếu quà giữa công ty này với công ty khác cũng là một nét đẹp mỗi dịp xuân về. Nhưng khác với cá nhân khi tặng quà cho nhau, đối với những món quà tặng giữa các doanh nghiệp phải được ghi nhận bằng bút toán kế toán theo quy định của Bộ Tài Chính. Vậy quà tết hạch toán vào đâu là chính xác nhất? Hãy cùng xem chi tiết cách hạch toán cho từng trường hợp cụ thể sau đây.
Cách hạch toán quà tết đối với bên đi tặng
Đối với bên đi tặng thì quà tết sẽ được hạch toán cụ thể như bên dưới:
Trường hợp nếu mua về biếu tặng ngay khách hàng bên ngoài Doanh nghiệp, không tiến hành nhập kho, ta hạch toán như sau:
Nợ TK 641 (theo Thông tư 200); 642 (theo Thông tư 133)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK: 111, 112, 331:
Có TK 3331:
Trường hợp nếu mua về nhập kho rồi sau đó mới xuất kho đem đi biếu tặng cho khách hàng bên ngoài Doanh nghiệp thì ta hạch toán như sau:
- Khi mua hàng về:
Nợ TK 152, 153, 156…
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331…
- Khi xuất kho mang đi biếu, tặng:
Nợ TK 641 (theo Thông tư 200); 642 (theo Thông tư 133) – Giá vốn hàng hóa, chi phí sản xuất sản phẩm
Có TK 152, 153, 155, 156,…
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Cách hạch toán quà tết đối với bên nhận
Nếu bạn là bên nhận thì cách hạch toán khá đơn giản. Phần quà tết này sẽ được ghi nhận vào thu nhập khác của doanh nghiệp.
Nợ TK 156, 142, 642,… (Tổng giá trị + Thuế GTGT)
Có TK 711
Trong trường hợp này Doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào vì không phải trả tiền hay nói cách khác là vì không có chứng từ thanh toán kèm theo.
Hy vọng qua những thông tin trên thì giờ đây chắc chắn bạn đã nắm rõ quà tết hạch toán vào đâu là đúng và chính xác rồi. Chúc doanh nghiệp bạn chọn được những món quà tết phù hợp và ý nghĩa nhất nhé!